Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2020

Bệnh xoắn tinh hoàn ở trẻ nhỏ.

Hiện tượng xoắn tinh hoàn ở trẻ nhỏ có tỉ lệ xảy ra rất thấp khoảng 1/4000 nam giới dưới 25 tuổi. Là một nguyên nhân nguy hiểm gây mất tinh hoàn ở nam giới.

Xoắn tinh hoàn là gì?


Đây là tình trạng khi mà tinh hoàn tự xoay quanh trục gây tắc nghẽn đột ngột thừng tinh và giảm lượng máu đến tinh hoàn. Có thể gặp một số trường hợp như sưng đau. Vì thế cần phẫu thuật ngay trong vài giờ đầu nếu không sẽ dẫn đến các tổn thương và ảnh hưởng đến chức năng sinh sản hoặc cắt bỏ.


Có ba loại xoắn tinh hoàn:


  • Xoắn cả bó mạch thừng tinh gây hoại tử tinh hoàn và mào tinh hoàn. Chủ yếu gặp loại này.
  • Xoắn tinh hoàn đơn thuần.
  • Xoắn phần phụ của mào tinh - tinh hoàn.


Bệnh gặp ở nhiều độ tuổi nhưng nhiều nhất là ở tuổi thanh thiếu niên từ 2 đến 10 tuổi. Tỷ lệ cao hơn ở trẻ sinh đôi và đứa trẻ là thứ hai. Bệnh có thể gặp ở trẻ sơ sinh hay dậy thì.

Triệu chứng xoắn tinh hoàn ở trẻ em


Ở trẻ sơ sinh bệnh xoắn tinh hoàn có thể có các triệu chứng như:

Tinh hoàn to không đau, rắn đều, da bìu đỏ sẫm, mất nếp nhăn, một bên bìu rỗng do tinh hoàn bị xoắn có thể bị tiêu đi từ trước.

Trẻ chưa thể xác định được vị trí đau nên có thể biểu hiện là quấy khóc. Gây sốt sau vài giờ.

Triệu chứng có thể nặng hơn như đau dữ dội, đau bụng, buồn nôn và nôn. Trẻ sơ sinh thì quấy khóc, bị phù nề và đỏ da bìu.

Xoắn tinh hoàn ở trẻ em có nguy hiểm không?


Thường sẽ để lại hậu quả nặng nề vì nghẽn mạch máu sẽ làm cho các bộ phận, tinh hoàn bị tổn thương . Nếu điều trị chậm và không được can thiệp kịp thời sẽ làm cho tinh hoàn bị hoại tử thành mủ và hoàn toàn teo đi trong vòng vài tháng.

Bệnh nhân có thể sẽ bị dẫn đến chứng vô sinh khi cả hai thừng tinh bị xoắn. Có nhiều trường hợp phải cắt bỏ do bị hoại tử. Làm giảm khả năng sinh sản và đặc biệt là ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ khi lớn lên.

Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc.
Địa chỉ : 203A Đường Phạm Văn Thuận, Kp 1, P.Tân Tiến, Tp. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Hotline : 0251.831.9288

0 nhận xét:

Đăng nhận xét